Archive for 03/07/14

Bức tranh nhỏ giản dị

by 0

Ông Robinson đến một cửa hàng bán tranh hiện đại, toàn những loại tranh thật cao siêu và đắt tiền. Xem mãi mà vẫn không cảm nhận được bức nào, cuối cùng ông tập trung thưởng thức một bức nhỏ không đề giá. Bức tranh hình vuông, màu trắng và có một chấm đen ở giữa khung kẹp bằng đồng. Nó tạo cho ông cảm giác nhẹ nhàng thanh khiết vì bố cục và màu sắc giản dị. Biết rằng tranh ở đây không rẻ, chần chừ mãi mới hội tụ nổi quyết tâm, ông hỏi người bán hàng:

- Bức tranh này bao nhiêu tiền?

- Thưa ông, đấy chỉ là cái công tắc điện thôi ạ!

Yêu cầu nhỏ

by 0

Thấy cậu học trò ngồi ngủ trong giờ học, thầy giáo nói:
- Thầy nghĩ là ở đây không thích hợp để ngủ. Em có thể về nhà nằm ngủ được đấy!
- Thưa thầy không sao đâu ạ, chỉ mong thầy và các bạn nói nhỏ một chút!

Đường hàng không

by 0

- Thầy: Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào vậy hả Quỷnh?
- Quỳnh: Dạ, thưa thầy, qua...đường hàng không ạ
- Thầy: Sao lại qua đường đó?
- Quỳnh: Vì muỗi vằn sau khi chích hút máu xong bay đi truyền bệnh từ người này sang người khác ạ.

Đông quá

by 0

- Thầy: Nhà em có mấy anh chị em?
- Dạ! Nhà em có 5 anh chị em. Đầu tiên là em, sau đó đến em em, em rồi đến em em em, rồi đến em em em em, cuối cùng là em em em em em ạ!
- Thầy: ?!?

Khiêm tốn

by 0

- Cô: Em hãy cho cô biết: Khiêm tốn có phải là đức tính tốt không?
- Tèo: Thưa cô tốt ạ!
- Cô: Vậy em hãy cho 1 ví dụ
- Tèo: Dạ, em có 10 cái sẹo nhưng nếu bạn hỏi em sẽ khiêm tốn trả lời là chỉ có 1 cái ạ!
- Cô: trời ạ!

Đứng nhất

by 0

- Con: Bố ơi! Hôm nay thầy bảo con đứng nhất lớp
- Bố: Giỏi! Thầy bảo con học giỏi nhất hả ?
- Con: Dạ không, thầy bảo con hay ngủ gật nhất, hay bị điểm kém nhất ạ.
- Bố: Sao cơ ??!

Giải pháp tạm thời

by 0

Phi công vũ trụ báo cáo về trung tâm điều khiển:

- Báo cáo, cách tàu 2 km xuất hiện một quái vật rất to với ăng ten trên đầu, nó cầm... một chiếc máy ảnh lớn và nhìn tôi không chớp mắt. Xin chỉ thị của trung tâm!

- Chúng tôi sẽ lập phương án đối phó ngay! Tạm thời trong lúc các máy tính làm việc, anh hãy mỉm cười với nó!

Trắng và đen

by 0

Tân sang chơi nhà Tài
- Tân hỏi: Này Tài ơi! Sao chị của cậu trắng thế?
- Tài nói: À! thế mà cũng không biết. Tại chị ấy ít ra khỏi nhà nên mới trắng như thế.
- Tân nói: Không dám đâu! Thế sao con "heo mọi" nhà cậu đấy, nó ở trong nhà suốt ngày mà sao nó đen thui thế chứ?
- Tài: Ới trời!?

Lừa kiến

by 0

- Sao hũ đường mà chị dán chữ "muối"
- Để lừa bọn kiến ấy mà!
- Trời!?!

Tập thể dục

by 0

Thấy đứa con trai còi cọc của mình dạo này siêng năng tập thể dục. Ông bố hỏi:
- Con tập hoài như vậy liệu có tác dụng gì không?
- Bố đừng lo! Có công mài sắt có ngày nên kim mà bố!
- Hả! Con tập thể dục hoài như vậy để người nhỏ bằng cây kim ư?
- !!!

Dài gấp ba lần

by 0

Sau bài thuyết trình, tổng giám đốc cáu kỉnh nói với cô thư ký:

- Tại sao cô chuẩn bị bài phát biểu dài thế kia chứ! Đã dặn viết ngắn gọn thôi, có thấy người ta ngáp và ngủ gật không?

- Vâng... em xin lỗi. Tại vì em trót kẹp nhầm cho sếp cả ba bản copy của cùng một bài.

Trứng

by 0

Người mẹ vừa đi chợ về.
- Con: Mẹ có mua trứng về cho con ko đấy ?
- Mẹ: Con đã có đầy vở rồi còn gì ?
- Con: ??!

Kiểm tra miệng

by 0

Một đứa em mách với mẹ:
- Em: Mẹ ơi! Anh Huy kiểm tra miệng được 1 điểm đấy mẹ.
- Mẹ: Hừ, biết ngay mà, hồi sáng nó dậy muộn, đã kịp đánh răng rữa mặt gì đâu.

Rất an toàn

by 0

- Mẹ: Bánh của em con để đâu rồi?
- Con: Một nơi rất an tòan!
- Mẹ: Ở đâu vậy?
- Con: trong bụng con nè! (Dọt lẹ)

Chữa nghiện bóng đá

by 0

Một phụ nữ vào phòng khám tâm lý xin tư vấn:

- Thưa bác sĩ, chồng em bị bệnh quá mê bóng đá, chẳng ngó ngàng gì đến em. Bác sĩ có cách gì giúp em không?

- Chị nên chú ý đến trang điểm và ăn mặc hơn.

- Em đã làm như thế, nhưng không ăn thua đâu ạ!

- Cần dịu dàng chăm sóc anh ta với cử chỉ và trang phục gợi tình hơn.

- Cũng không ăn thua.

- Cách cuối cùng: Hãy in số áo thần tượng của anh ta lên áo ngủ của chị. Chúc thành công!

250 franc cho một câu hỏi ngớ ngẩn

by 0

Một thanh niên đi xem bói. Anh nói với thầy chiêm tinh:

- Tôi muốn biết về tương lai của mình.

- Tôi sẽ trả lời hai câu hỏi của anh với giá 500 franc.

- 500 franc cho hai câu hỏi! Bà có thấy là quá đắt không?

- Đắt với những câu hỏi ngớ ngẩn. Mời anh hỏi câu thứ hai.

Để bão lặng rồi tính sau

by 0

Hai cha con người Gabrovo đi biển, đang lênh đênh ngoài khơi thì gặp bão. Ông bố ngửa mặt lên trời cầu khẩn:

- Lạy Chúa, xin Ngài hãy thương lấy chúng con. Qua được cơn bão này, con sẽ xin dâng Ngài một cây nến dài như cột buồm...

- Đứa con rụt rè hỏi. Bố ơi, bố tìm đâu ra một cây nến dài như vậy?

- Ông bố giận dữ: Im ngay, thằng ngốc! Cứ để bão lặng đi đã, sau đó rồi tính.

Một ngày đẹp trời nghĩa là gì?

by 0

Sherlock Holmes và bác sĩ Watson đi cắm trại. Hai người nằm ngủ cạnh nhau. Gần sáng, Holmes lay bạn dậy và hỏi:

- Watson, nhìn xem, anh thấy cái gì?

- Tôi thấy rất nhiều sao.

- Vậy theo anh, điều này có nghĩa là gì?

- Nghĩa là chúng ta sẽ có một ngày đẹp trời. Còn anh?

- Theo tôi, điều này có nghĩa là ai đó đã đánh cắp cái lều của chúng ta.

Chết rồi ư?

by 0

Bác sĩ đang đo huyết áp cho bệnh nhân, chợt lắc đầu nói bâng khuâng:

- Chẳng nhẽ vừa mới loáng một cái mà đã chết rồi ư?
- Cô vợ bệnh nhân gào lên: Trời ơi! Anh ấy chết rồi sao?
- Xin cô bình tĩnh. Tôi còn đang tự hỏi xem vấn đề ở anh ta hay ở cái đồng hồ chết tiệt này. 

Mang nỏ thần đi thi tài

by 0

Vòng chung kết giải "Cung thủ thiện xạ nhất thế giới" còn lại ba người: Robinhood, Hậu Nghệ và Trọng Thủy. Cuộc thi bắt đầu.

- Robinhood oai vệ bước ra, đặt trái táo lên đầu người giữ bia, lùi ra xa 50 m, giương cung... Phập... Trái táo bị mũi tên xuyên qua. Anh ta vỗ ngực nói: "I am Robinhood!".

- Hậu Nghệ cười khẩy, anh ta để một quả chanh lên đầu người kia, lùi xa 100 m và nhẹ nhàng lẩy cung cho mũi tên xuyên thủng quả chanh. Anh ta cao giọng: "I am Hau Nghe".

- Trọng Thủy để người giữ bia đội trái chanh cùng mũi tên của Hậu Nghệ đứng đó. Anh ta nhảy lên ngựa phi ra xa một dặm (1,6 km) và đột ngột quay phắt lại bắn luôn một phát...

- Cung trường nổ bùng lên tiếng hò reo tán thưởng vì một mũi tên đã cắm ngập vào đốc tên của thần tiễn Trung Quốc. Mọi sự chú ý đều đổ dồn vào Trọng Thủy khi anh này từ từ tụt xuống ngựa, giọng khàn đặc: "I... am... s... o... r... r... y..."

Tất cả quay lại nhìn người giữ bia: Anh ta loạng choạng rồi đổ kềnh xuống đất. Trên người, tên cắm dày đặc như bộ lông nhím...

Hiểu nhầm

by 0

Anh chàng nọ lại mắc phải tính hay run rẩy nói lắp. Chàng yêu một cô gái khá xinh đẹp và vui tính. Đến lúc tỏ tình, chàng lấy hết tinh thần, thổ lộ với nàng:

- Anh ... anh yêu... yêu em... em.

- Thế thì để anh ấy nói chuyện đó với nó.

- Ồ không, xin lỗi, anh... anh yêu em.

- Thế thì để anh ta nói với em.

- Không, anh muốn nói: Anh yêu em... em.

- Vậy thì anh đi mà nói với nó.

- !!!

Sợ ma

by 0

Một cô gái có việc đột xuất phải đi qua nghĩa địa lúc nửa đêm. Cô nín thở, tim đập thình thịch, cảm giác như có người đang rảo bước phía sau để vồ lấy mình. Chợt cô nhìn thấy ở phía trước một người đàn ông cao lớn đang thong thả bước như cố ý chờ. Mừng quá, cô vượt lên ngang anh ta và nói:

- Anh gì ơi cho em đi cùng với, em đang sợ quá! Chắc là anh chả sợ ma đâu nhỉ?

- Người đàn ông từ từ quay mặt sang, nhìn cô bằng hai hốc mắt trống hoác, liếm môi và nói: Hồi còn sống, tôi cũng sợ ma như cô. 

Chiếc xe trong mơ kiểu Bill Gates

by 0

Tại một triển lãm tin học, Chủ tịch Microsoft Bill Gates đã so sánh công nghiệp phần mềm với công nghiệp xe hơi như sau: "Nếu General Motors (GMC) phát triển công nghệ cho xe hơi như công nghệ phần mềm thì hiện nay chúng ta đã có thể mua những chiếc xe giá 25 đôla, đi 1.000 dặm với 1 lít xăng".

Để phản hồi lời bình luận của Bill Gates, GMC tuyên bố: "Nếu General Motors đã phát triển công nghệ như Microsoft, chúng ta sẽ đi trên những chiếc xe có các đặc điểm sau:

1. Xe vẫn chạy, nhưng có vào được xa lộ hay không là cả một vấn đề.

2. Mỗi khi đường sá được nâng cấp thì bạn phải mua một chiếc xe mới.

3. Xe của bạn sẽ liên tục chết máy trên đường không vì lý do gì cả. Bạn phải khởi động lại xe và bắt đầu từ nơi xuất phát.

4. Chiếc xe sẽ giống như cô giáo già của bạn, liên tục bắt bẻ và đòi bạn xin lỗi, nếu không nó sẽ đứng ì ra.

5. Chiếc xe đời mới bạn vừa mua hôm qua thì hôm nay đã trở nên nực cười.

6. Bọn ăn cắp sẽ ngồi trong xe của chúng và "nhồi" cho bạn những hoá đơn lệ phí giao thông khổng lồ, trong khi bạn chẳng tham gia giao thông một phút nào.

7. Đèn báo hết xăng, quá nhiệt độ và mức bình điện được thay thế bằng đèn báo hiệu "general car default".

8. Khi xảy ra tai nạn, hệ thống túi khí bảo vệ của xe sẽ hỏi bạn: "Are you sure?" trước khi bung ra.

9. Bạn sẽ bấm vào nút "Start" để tắt máy.

Nhưng nó phải bằng hai mày

by 0

Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
- Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện . Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
- Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
- Thầy lí cũng xòe năm ngón tai trái up lên trên năm ngón tay mặt, nói: Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!

Tam đại con gà

by 0

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
- Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.
- Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẽ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong long vẫn thấp thỏm.
- Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
- Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…
- Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
- Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí  thầy vội nói gỡ: "Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia."
- Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

Chồng yêu

by 0

Lỗ mũi mười tám gánh long,
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o …
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng cơm.
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.

Lo toan đám cưới

by 0

Cưới  nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân .
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi !
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà.
Bao nhiêu củ rím, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…

Tết kiến

by 0

Trong giờ học, cô đang giảng bài.Thấy có một học trò đang loay hoay đùa giỡn.
- Cô liền hỏi: Em cho cô biết: "Tết kiến có nghĩa là gì?"
- Thưa cô, là khi đó kiến sẽ đi ăn Tết,đi chơi thoải mải.
- Hả???

Chạy nước rút vào...bệnh viện

by 0

Một cựu vô địch môn chạy việt dã khoe với con cháu về thời vàng son oanh liệt của mình:

- Hồi còn trẻ, ta đã chạy nước rút 50 cây số để cho cái thằng xúc phạm người tình của ta một bợp tai.

- Rồi sau đó ông lại chạy "nước rút" về à?

- Ta cũng không nhớ! Chỉ biết rằng khi tỉnh lại, ta đã thấy mình ở trong bệnh viện rồi.

Bắt đầu từ một lời khuyên

by 0

Cộng doanh số bán hàng trong ngày, thấy nhân viên mới đến bán được những 100 ngàn đôla, chủ cửa hàng gọi anh này lên hỏi:

- Chỉ với một vị khách, làm thế nào mà cậu bán được ngần ấy tiền hàng?

- Đầu tiên, ông ta mua một lưỡi câu nhỏ. Sau đó tôi khuyên ông ta mua thêm một cái loại vừa và một cái lớn. Mua xong lưỡi câu, tôi bảo ông ta nên mua thêm dây câu: loại nhỏ, loại nhỡ và loại to. Tiếp đến là cần câu, lều câu, xuồng câu hai động cơ... Cuối cùng, thay vì chúng ta phải chở hàng đến tận nhà cho khách, tôi khuyên ông ta nên mua luôn một chiếc microbus chuyên dùng để chở xuồng và đi picnic.

- Như vậy là cậu đã thuyết phục và bán cho ông ta tất cả mọi thứ bắt đầu từ ý định chỉ mua một cái lưỡi câu. Giỏi lắm!

- Cậu nhân viên giải thích: Không hẳn thế đâu ạ! Ông ta đến mục đích chính là mua một hộp băng vệ sinh cho vợ. Nhưng tôi khuyên ông ta rằng: Nếu vợ ông ở tình trạng như vậy, thì ông không nên ở nhà mà tốt nhất là đi câu vài ngày.

Còn chưa xuống đến nơi

by 0

Hai vận động viên leo núi đang vượt qua một cái vực thì một người bị trượt chân rơi xuống. Người kia ngoái lại hỏi:

- Anh có làm sao kh...ô...ô...ng?

- Chưa b...i...ế...t...!, - ở dưới trả lời - vẫn đang r...ơ...i...i...

Ngăn ngừa hành vi xấu

by 0

Hai vợ chồng đi cùng một cô gái xinh đẹp trong chiếc thang máy nhỏ. Người chồng mê mẩn ghé sát vào cô gái. Bỗng nhiên, cô này quay phắt lại, tát bốp vào mặt ông ta và mắng:

- Đồ đê tiện! Chừa cái thói cấu véo phụ nữ trong thang máy đi nhé!

- Lúc ra ngoài, ông chồng nhăn nhó với vợ: Khổ quá, anh có véo cô ta đâu cơ chứ!

- Bà vợ nói: Tôi véo đấy! Tôi sợ rằng nếu không làm như vậy thì anh còn có hành vi tồi tệ hơn!

Kịch bản bóng đá

by 0

Bố là dân điện ảnh đưa con trai nhỏ đi xem bóng đá. Người cha vui vẻ giảng giải cho con:

- Trong bóng đá, con có thể coi khán giả là người xem phim, huấn luyện viên là đạo diễn, còn các cầu thủ là diễn viên.

- Thế ai là người viết kịch bản hả bố?

- Ừm... là giới cá cược con ạ!

Hoà cả làng

by 0

Ông chủ nói với người giúp việc:

- Này Paul, anh lau lại đôi giày cho tôi rồi chứ?

- Thưa ông, tôi nghĩ rằng có lau lại rồi ông đi cũng bẩn thôi.

- Ông chủ mặc thêm áo khoác, xách vali và bảo Paul: Tôi sẽ đi vắng vài hôm.

- Vậy ông để lại tiền ăn cho tôi chứ ạ?

- Ồ, vẽ sự! Cho dù anh có ăn thì cũng lại đói thôi.

Vì sao tái phát?

by 0

Một bệnh nhân đến phòng khám da liễu:

- Thưa bác sĩ, tôi bị ghẻ!

- Anh hãy thử tự điều trị bằng cách tắm kỹ xem sao.

- Tháng sau, người bệnh lại đến, vừa gãi vừa nói: Không khỏi, thưa bác sĩ.

- Thế anh đã tắm kỹ chưa?

- Dạ, tôi cũng đã thử, nhưng ngừng điều trị một tháng thì tái phát.

Biết là ai không?

by 0

Một sinh viên đến muộn giờ thi viết. Sau khi cố nài nỉ ông giám thị, cậu ta được chấp nhận vào thi với lời cảnh cáo nghiêm khắc rằng sẽ không nhận bài nộp trễ sau 5 phút.

- Hết giờ, cậu sinh viên kia lên nộp bài chậm 15 phút và bị giám thị từ chối thẳng thừng. Cậu vẫn gan lì tiến sát đến bàn giáo viên và hỏi: Thầy có biết em là ai không?
- Dĩ nhiên là không.
- Chẳng nhẽ thầy không nhớ nổi cả tên em ư?
- Không biết! Và tôi cũng chẳng cần phải biết em là ai. Ông thầy mỉa mai, không thèm nhìn cậu sinh viên.
- Vậy thì xin lỗi thày nhé!
- Cậu ta nhanh tay nhét bài của mình vào giữa xấp bài trên bàn và biến khỏi phòng.

Tam Đại Gàn

by 0

Nhà nọ có ba ông cháu. Một hôm, ông sai cháu ra chợ mua một đồng mắm và một đồng tương. Thằng  bé mang hai cái bát ra chợ mua, nhưng đi một lúc, sực nhớ ra, quay lại hỏi ông: Ông ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương?

- Ông bảo: Đồng nào cũng được!

- Thằng bé lại chạy đi, một hồi lâu, lại mang hai cái bát không về, hỏi: Ban nãy cháu quên chưa hỏi ông bát nào đựng mắm, bát nào đựng tương?

- Ông tức quá đánh cho nó mấy roi. Vừa lúc đó bố thằng bé đi đâu về, thấy thế nổi giận nói: À! Ông đánh con tôi phải không? Thế thì sợ gì mà tôi không đánh con ông! Nói rồi tự đánh vào mình một hồi nên thân.

- Người ông cũng phát khùng lên bảo: À! Mày đánh con ông thì… thì ông treo cổ cha mày lên!

- Rồi ông ta vội vàng đi tìm thừng để treo cổ.

Cồn Trạng Lột

by 0

Phía trước nhà Quỳnh là một cánh đồng sâu rộng vài chục mẫu. Thuở còn sống ở quê, hàng ngày muốn đi tắt sang làng bên hoặc vào lối xóm, Quỳnh phải vượt qua một chặng lầy tới mươi sải nước. Mùa mưa, mẹ con người kéo te bên hàng xóm có chiếc thúng nhỏ, thường chở giúp “ông Cống” qua chỗ lội, không lấy tiền.

- Thấm thoát mười năm trôi qua. Khi đã ra làm quan ở kinh đô và tiếng Trạng đã vang danh khắp nơi, một lần về thăm quê Quỳnh gặp lại bà hàng xóm kéo te. Bà phàn nàn:

- Ông Trạng ơi, tôi hiếm hoi chỉ có một đứa con trai. Cái thằng năm xưa vẫn chở thúng cho Ông qua chỗ lội ấy, nay sắp phải lo vợ cho nó mà một đồng một chữ không có. Tôi chẳng biết vay mượn ở đâu, ông có cách gì giúp mẹ con tôi với.

- Tiếng tăm Trạng lừng lẫy thật, nhưng làm quan thanh liêm như ông, thời buổi ấy nuôi miệng cũng đã khó.Thương người mẹ nghèo hiếm hoi, nhưng biết tìm cách gì để bà ta có tiền cưới vợ cho con bây giờ? Bỗng Quỳnh hỏi bà hàng xóm: Này mẹ con nhà bác lâu nay vẫn còn chở thúng đấy chứ?
- Thưa ông Trạng, không chở thì lấy gì mà ăn? Có điều khách ít lắm, ngày chỉ được mộ, hai chuyến góp vào tiền kéo te bán tép, may ra mới đủ đong gạo.

- Quỳnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: Thôi được, bác cứ về bỏ trầu xin cưới cho cháu đi. Tôi bấm độn đoán biết thế nào quãng đầu tháng sau mẹ con bác cũng kiếm được khoản tiền kha khá!

- Bà hàng xóm buồn bã nghĩ ông Trạng nói cho vui câu chuyện.

- Giữa cánh đồng nước sâu nổi lên một cồn đất cao. Mấy hôm nay người ta thấy trên đồn đất hiện lên một cái chòi lợp lá gồi hình tứ giác, nóc phất phới ngọn cờ xanh đuôi nheo. Chẳng rõ nguyên cớ từ đâu, người ta kháo nhau: Trạng Quỳnh ở kinh về thăm quê dựng lều thơ trên gò giữa đồng nước để xướng, họa liền trong ba ngày. Người nọ truyền người kia, những kẻ khá giả trong làng, trong xã rủ nhau đi xem.

- Những người đến đầu tiên thất vọng ngay. Họ ghé mắt vào trong chẳng thấy lầu thơ đâu cả, chỉ thấy một đống lù lù hình người trùm chăn kín mít. Phía vách bên trên dán tờ giấy điều có chữ: “Trạng đang lột… cha đứa nào nói với đứa nào!”

- Tự nhiên tốn tiền đò, mất công toi, bao nhiêu người bực mình ngán ngẩm. Toán người này về, vừa đặt chân lên cũng ngại câu chửi, chẳng ai buồn nói với ai, đã thấy toán khác, rồi toán khác nữa, lũ lượt kéo tới, tò mò ra. Người đi hỏi: Ở ngoài ấy có gì hay không?

- Người về đáp: Trạng lột… cha đứa nào nói với đứa nào!

- Kỳ lạ thật! Trạng lột… Lại cấm không ai được nói với ai. Thế thì chắc phải có cái gì bí mật lạ lung lắm!

- Thế là một đồn mười, mười đồn trăm… Buổi đầu, đồn xướng họa thơ, chỉ thu hút đám người hâm mộ chữ nghĩa. Nhưng buổi sau thêm tiếng đồn Trạng lột… thôi  thì bất kể trẻ, già, trai, gái ai cũng muốn tận mắt được xem. Mẹ con người hàng xóm đông khách quá. Mẹ một thúng, con một thúng thu tiền đò đếm mỏi tay không xuể…

- Mấy hôm sau, Quỳnh đến bảo với người mẹ. Bây giờ chắc bác thừa tiền cưới dâu rồi. hãy bảo con trai bác đi dỡ cái “lều thơ” mang lá gồi và tre nứa về, nối them bếp mà làm cổ.

-Bấy giờ hai mẹ con và dân làng mới rõ mẹo của ông Trạng cứu người nghèo. Để tỏ long kính trọng, người ta gọi luôn cái cồn kia là cồn Trạng lột. Hiện nay vẫn còn di tích ở giữa cánh đồng sâu xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

Chọi gà

by 0

Tên cầm đầu thị thần và bọn hoạn quan trong phủ chúa rất ghét Quỳnh. Chúng bèn bàn nhau tìm cách hại Quỳnh. Chọi với Trạng thế nào nổi về mặt đối đáp nghĩa lý, văn chương, bọn chúng bày ra chọi gà. Chúng nuôi nhiều gà nòi nổi tiếng, có con ăn giải mấy năm liền, nức tiếng cả kinh kỳ, phố Hiến. Lúc đầu chúng đến gạ, Quỳnh từ chối. Sau thấy chúng nài nỉ năm lần, bảy lượt, Quỳnh chậc lưỡi: “Ừ thì chọi”. Bên kia mừng rơn, vội về phục thuốc, phục sâm cho gà đẫy lực trước khi ra sân đấu. Chúng còn dẻo miệng tán tỉnh mời được cả chúa nhận lời đến ngự tọa cuộc vui.

- Sới chọi mở giữa ban ngày vào một buổi sáng tại sân nhà Trạng. Không kể nhà chúa và lũ lâu la hầu cận, hôm ấy nhiều quan văn, quan võ trong triều, cùng dân chúng kinh thành nghe tiếng, chen chúc chật như nêm.

- Một hồi ba tiếng trống vừa dứt, cả hai đều tung gà ra sới. Gà của bọn quan thị, thoạt trông đủ biết là gà chiến lão luyện. Da nó trần trụi đỏ au, đôi mắt là hai hòn than lửa, mỏ thì quặp xuống, trông còn dễ sợ hơn mỏ đại bàng. Nó chưa rướn cổ, giang cánh, chỉ mới ướm cựa đặt những ngón chân xuống nền bằng mà bụi cát đã vẩn lên từng đám… Trong khi đó, trông đến gà của Trạng, ai cũng phải cười. Không những nó thiếu khí thế oai phong, ngay đến cốt cách bình thường của một con gà chọi cũng không có được. Nhìn kỹ, nó như loại gà sống thiến, nhưng ở đây, chưa có ai có thể bất ngờ tới điều đó. Biết đâu đấy “tâm ngẩm đá ngầm chết voi” thì sao?

- Hai “đấu thủ” gặp nhau ở vòng giao chiến thứ nhất. Người ta thấy gà của Trạng không thu thế gì, đập cánh phành phạch nhảy chồm ngay lên mổ vào đầu đối phương. Số đông khán giả vốn có cảm tình với Trạng ghét lũ nịnh thần quan hoạn, đã vỗ tay reo hò. Vừa ngay đấy, con gà thiện chiến kia ra miếng. Chỉ một loáng, nó xỉa cựa chân trái vỡ ức con gà của Trạng… Kẻ “chiến bại” rũ lông cánh nằm giẫy đành đạch… Trên chòi cao, chúa cả mừng cười khoái trá. Người đứng xem chán ngán bỏ về, còn bọn quan thị thì hò reo đắc thắng. Một tên đến trước mặt Trạng, nói khiêu khích:

- Thế mà có kẻ dám bảo gà của Trạng mấy lần chọi thắng gà của xứ Tàu. Té ra chỉ toàn đồn hão!

- Quỳnh làm bộ buồn phiền đáp lại: Vâng, các ông nói phải. Trước kia gà của tôi cũng cứng cựa, nhưng từ khi nó bị thiến nó mới đâm ra đổ đốn thế này.

- Bây giờ  nhà chúa và lũ tay chân mới biết Trạng chơi xỏ, đem gà thiến ra chọi với gà chính cống. Thầy tớ chúa tôi bẽ mặt, nháy nhau rút quân cho nhanh. Trạng vẫn không tha, cứ lễ mễ ôm con gà chết, chạy theo đám quan gia, cờ, quạt… mà khóc:

- Khốn nạn thân mày , gà ơi! Mày đã bị thiến thì còn đua đòi làm gì? Tao đã bảo, mày không nghe, mày cứ ngứa nghề mà tranh chọi…Hu…hu… mày chết nhục nhã, hèn hạ cũng là đáng đời mày, chỉ thương tao tốn cơm, phí thóc, mất công toi nuôi mày, gà ơi là … con gà… bị thiến… kia ơi!

- Tiếng Trạng khóc gà “đuổi” tận vào cung cấm. Bọn quan lại đóng chặt mấy lần cửa, vẫn còn nghe văng vẳng câu chửi mỉa đau như hoạn.

Thết Chúa Đại Phong

by 0

Chúa Trịnh ngày nào cũng yến tiệc, ních đầy bụng những sơn hào, hải vị. Người ăn của ngon nhàm   mồm đâm ra khó tính. Một hôm chúa khó ở, lưỡi se đắng, bụng ậm ạch. Nhân ngồi với Quỳnh, chúa phàn nàn:
- Ta ngẫm không còn thiếu thứ gì quý hiếm trên đời chưa thưởng thức. Quái lạ, thế mà vẫn chưa món nào làm ta thực sự cảm thấy ngon miệng. Điều đó là tại làm sao, Trạng nói ta hay?
- Quỳnh nói luôn: Thế chúa đã xơi món mầm đá bao giờ chưa?
- Chúa lấy làm lạ: Món mầm đá thế nào, chắc ngon lắm phải không?
- Quỳnh đáp: Tuyệt trần đời. Nhưng muốn ăn mầm đá phải kỳ công.
- Chúa liền nằng nặc: Sợ gì công phu! Miễn là được ăn ngon. Nhất là lúc này, người đang mệt mỏi, ta đang rất cần ăn biết ngon. Trạng hãy mau chóng cho làm móm mầm đá kia đi!
- Ít lâu sau, vào tờ mờ sang. Quỳnh viết thiếp cho gia nhân mời chúa đến nhà thết tiệc mầm đá.

- Chúa đến nhà Trạng ngay từ mới rạng sáng. Đến khi mặt trời đứng bóng, vẫn thấy Quỳnh bận rộn lụi hụi dưới bếp, thỉnh thoảnh chạy ra, chạy vào, mồ hôi nhể nhại, khăn tay vắt vai, tay áo xắn đến khuỷu…Chúa nghĩ thầm “Đúng là món mầm đá kỳ công thật, nên Trạng mới phải ra tay đốc thúc nhà bếp tất tưởi như thế kia!”

- Quá ngọ, sang mùi, bụng chúa bắt đầu cồn cào. Quỳnh vừa ló mặt, chúa chép miệng, trách: Sao “mầm đá” lâu chin thế? Biết vậy thế này ta chẳng nhận lời đến nhà Trạng hôm nay.

- Quỳnh lấy khăn tay thấm mồ hôi trán khải rằng: Thần muốn chúa ngon miệng nên mới dụng công ninh “mầm đá” thật công phu. Xin gắng đợi chút nữa, sắp chín rồi…

- Một chốc chúa lại giục, Quỳnh lại khẩn khoản thưa: “Gắng đợi thêm một chút mầm đá không kỹ lửa, không ninh nhừ khó tiêu…”

- Mặt trời xế bóng vẫn chưa thấy món mầm đá được dọn ra. Mùi cá khô, lẫn mùi khói bếp bên mấy nhà vào bữa cơm chiều, làm chúa “Nhức lỗ mũi”, ứa nước dãi. Chúa đành gọi Quỳnh lên , chúa ngồi lù đù hóp bụng lại, thú thật: Ta đói lắm rồi, không đợi được nữa. Mẩm đá để dành ăn sau cũng được. Bây giờ có thức gì dùng tạm, Trạng cứ cho mang lên!

- Quỳnh dạ một tiếng, vẻ miễn cưỡng rồi hét vọng xuống bếp: Cứ chất thêm củi vào nồi “mầm đá”! Hãy bưng cơm lên dâng chúa dùng cho qua loa đã chúng bay!

- Gia nhân dạ ran, rồi bê cái mâm lên. Bữa xoàng, có một phạng cơm với rau muống luộc, và một chiếc hũ sành.Chúa thấy ngoài chiếc hũ dán mảnh giấy hồng điều đề hai chữ “đại phong”. Chúa ăn cơm rau chấm nước “đại phong” ngon lành, chỉ một loáng lại đưa bát cho Trạng xới tiếp. Chúa nghĩ bụng, chắc món này cũng quý hiếm đặc biệt, nên thấy Trạng giữ gìn chiếc hũ cẩn thận. Có lần rau đã hết nước chấm, mãi mới thấy Trạng cẩn thận đỡ miệng hũ, múc thêm mấy muôi nhỏ “đại phong” nữa… -- Chúa ngắm nghía chiếc hũ lại nhìn Trạng. Này khanh, “đại phong” là món gì mà ngon lạ như vậy?
- Khải chúa, đây chỉ là món thường nhật của con nhà trong làng.

- Chúa không tin: Hai chữ “đại phong” là nghĩa thế nào?

- Quỳnh tủm tỉm cười: Nhà chúa nhìn được mặt chữ, tự giải lấy, khắc rõ.

- Chúa lẩm bẩm: Đại phong tức là gió lớn, phải không?

- Quỳnh gật đầu, hỏi tiếp: Vậy gió lớn thì làm sao?

- Chúa bối rối như học trò không thuộc bài, nhìn Trạng.

- Quỳnh giảng giải: Gió lớn ắt đổ chùa!

- Trạng lại tiếp, hỏi dần: Đổ chùa thì làm sao?

- Chúa càng ấp úng. Quỳnh nói: Đổ chùa thì sư, vãi bỏ chạy, xôi oẵn mất hết… Của ngọc thực rơi vãi hết thì ông bụt nào cũng phải lo… Tượng lo thì làm sao?

- Trạng hỏi, đáp, dồn dập, liên hồi. Chúa chỉ còn biết ngồi trơ ra như phỗng. Hồi lâu, Quỳnh mới chịu khẽ khàng cắt nghĩa: Đến trẻ con cũng biết đọc ngược thì “tượng lo” là “lọ tương”. Khải chúa, thứ tương đỗ này không cao sang đâu, chẳng qua chúa quên mất những miếng ngon lành ở làng xóm rồi. Nay thần bày cách ninh “mầm đá”, chẳng thể đun được nhừ, đợi đến bao giờ cũng không có thể ăn được. Chúa cứ ngồi cho bụng thật đói, miệng thật thèm, bấy giờ chỉ cần lấy lưng cơm với món “đại phong” xoàng xĩnh này, chúa thấy ngon miệng.

- Chúa Trịnh bừng tĩnh trước một sự thật ngay bên mình… Chúa đứng dậy, cảm ơn Trạng, ra về.

Tiên sư thằng Bảo Thái!

by 0

Các bà, các cô chợ búa ở khắp các phường kinh thành Thăng Long, chưa bao giờ đi chợ lại gặp chuyện lạ kỳ như sáng hôm nay. Họ đến hàng thịt lợn, thịt trâu, thịt bò,… hỏi mua, nơi nào người ta cũng lắc đầu quầy quậy nói đã có khách đặt trước rồi. Người mua không nghi ngờ gì, tin người bán nói thật vì các loại thịt đều đã được thái nhỏ ra thành miếng chứ không để nguyên tảng.

- Hỏi ra mới biết nhà vua ngày ngày giao cho quan Trạng làm chủ một tiệc rất lớn. Nghe nói khách đông lắm phục dịch không xuể. Gia nhân được lệnh quan Trạng, đến báo cho các hàng thịt khắp nơi thái sẵn, có bao nhiêu cũng mua, đắt mấy cũng lấy, để về nhà bếp chỉ có việc chế biến gia giảm, kịp làm cỗ, soạn mâm.
- Nhưng ngày hôm ấy, đến khi chợ vãn hết người, ruồi muỗi vù vù đến bâu, các quầy hàng thịt vẫn còn đóng ghế ngồi đợi… Quá trưa sang chiều, thịt đã bắt đầu ôi chảy nước ra vẫn không thấy mặt mũi  khách hẹn đâu. Trong bọn họ nhiều kẻ sốt ruột, đành liều thẳng đến nhà quan chẳng thấy cổ bàn, khách khứa nào cả. Họ hỏi đầu đuôi, thì chính Quỳnh ra trả lời rằng:
- Sao bà con lại dại dột cả tin như vậy? Chắc có đứa nào mạo danh “Trạng” chơi xỏ đấy thôi. Cớ sự đã thế, bà con cứ gọi những thằng nào, con nào “bảo thái” ra mà chửi cho bọn khoảnh ác chừa cái thói ấy đi.
- Các hàng thịt không nhớ mặt, biết tên phường những người đặt hàng. Bực mình chỉ còn biết đứng ra giữa chợ chửi um lên: Tiên sư thằng “Bảo Thái”! Tiên sư thằng “Bảo Thái”!
- “Bảo Thái” là niên hiệu vua Lê đương thời. Thành thử nhà vua không làm gì bọn hàng thịt mà bị chúng réo tên chửi oan, không còn mặt mũi nào ra khỏi cổng thành nữa.

Thi nói khoác

by 0

Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác. Quan thứ nhất nói:
- Tôi còn nhớ, ngày tôi trọng nhậm ở huyện nọ, tôi được trông thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ!
- Quan thứ hai nói: Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn trăm thấy một sợ giăng thừng gấp mười cái cột đình làng này!
- Quan thứ nhất biết ông kia nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục quan thứ 3 lên tiếng.
- Quan thứ ba nói: Tôi đã từng thấy một cây cầu dài lắm, đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bên kia, mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng kia qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi.
- Đến lượt quan thứ tư: Thế kể cũng đã ghê đấy.Nhưng tôi lại còn trông thấy 1 cái cây cao khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nữa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh đã bay đi rồi.
- Quan thứ ba hiểu ý muốn nói cây dùng để làm cái cầu mình nói nên đành chịu thua.
- Bốn ông quan đắt ý, vỗ đùi cười ha ha. Bỗng có tiếng thét thật to làm các quan giật bắn người:
- Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!
- Các quan sợ rung cầm cập ngơ ngác nhìn trước nhìn sau xem ai, thì té ra Anh lính hầu. Lúc ấy các quan mới lên giọng:
- Thằng kia, mày định trói ai thế?
- Bẩm quan, con thấy các quan thi nhau nói khoác thì con cũng nói khoác chơi đấy ạ!

Yết thị

by 0

     Ngoài đường không có đèn. Tối đến, quan phủ doãn đi vấp phải người ta, lấy làm giận lắm. Sáng ra, quan truyền yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn”
- Đêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người.
- Quan hỏi: Ngươi không đọc yến thị à?
- Người kia đáp: Bẩm có đọc.
- Thế sao ngươi không cầm đèn?
- Bẩm có, tôi có đèn.
- Thế sao trong đèn không cắm nến?
- Bẩm yến thị chỉ thấy nói cầm đèn, chớ không thấy nói cắm nến.
- Quan phủ doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến”.
- Đêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người.
- Quan lại quở: Đi đêm sao không có đèn có nến?
- Người kia đáp: Bẩm, tôi có đủ đèn đủ nến ạ!
- Thế sao ngươi không thắp nến?
- Bẩm, vì trong yết thị không thấy nói thắp nến.
- Quan phủ doãn về, mai lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến, nến phải thắp”
- Nhưng hôm sau, nửa đêm quan đi lại vấp phải một người có đèn, có nến nhưng đã thắp hết nến rồi. Quan lại quở.
- Người kia nói: Bẩm, trong yết thị không thấy nói hết cây nến phải tiếp cây nến khác ạ !

Cứ bảo tuổi sửu có được không!

by 0

Đồn rằng có một ông huyện rất thanh liêm, không ăn của đút lót bao giờ. Bà vợ thấy tình chồng như vậy cũng không dám nhận lễ của ai.Có làng nọ muốn nhờ quan bênh cho được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót bà huyện. Bà huyện cũng từ chối đây đẩy:

- Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mười, hay mười lăm năm sau ông ấy biết ông ấy cũng vẫn còn rầy rà tôi đấy!

- Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách: Quan huyện nhà tôi tuổi “Tí”.Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy về đúc một con chuột bằng bạc đển đây, rồi tôi thử cố nói giùm cho, họa may được chăng!

- Dân làng nghe lời về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc toàn bằng bạc, đem đến.

- Một hôm quan huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem sự tình kể lại

- Nghe xong, ông huyện mắng: Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi “Tí”! Cứ bảo tuổi “Sửu” có được không?

Diêm Vương thèm ăn thịt

by 0

Trên dương thế, có một con lợn bị đem ra giết thịt. Hồn nó về kêu với Diêm Vương. Diêm Vương hỏi:
- Nỗi oan nhà ngươi như thế nào? Hãy nói rõ đầu đuôi nghe!
- Dạ! Họ bắt tôi làm thịt!
- Được rồi, hãy khai rõ rang. Họ làm thịt như thế nào?
- Dạ, trước hết họ trói tôi lại, đè ra chọc tiết. Xong họ đỗ nước sôi lên mình tôi, cạo lông.
- Rồi sao nữa!
- Cạo sạch rồi họ mổ ra, thịt tôi xé thành từng mảng, chặt nhỏ bỏ vào rổ. Thế rồi…họ bắc chảo đổ mỡ vào, phi hành cho thơm, them mắm thêm muối, xào lên,…
- Thôi ! Thôi… đừng nói nữa mà tao thèm!

Cô đặc thông tin

by 0

Đang biên tập bài viết của một phóng viên, thư ký toà soạn gọi anh này lên khiển trách:

- Bài này chỉ cần viết trong 50 chữ, mà anh viết tới 500 chữ! Anh có biết một diện tích như vậy trên mặt báo giá bao nhiêu tiền không? Mang về "cô đặc" lại cho tôi!

- Cuối cùng, tin đó được đăng như sau: "Nguyễn Thanh X., Hà Nội. Tối 22/5, bật lửa soi xem xăng xe còn hay hết. Xăng còn. X. thọ 30 tuổi"

Thế thì cũng bị rồi!

by 0

Tiếng người đàn ông trong điện thoại:

- Thưa bác sĩ, thằng con trai tôi bị chứng quai bị...

- Phải, tôi biết. Hôm qua tôi đã đến và khám cho cháu rồi. Nhớ giữ nó cách biệt với những người khác trong nhà và...

- Thôi chết! Nó đã hôn người giúp việc mất rồi.

- Ồ, thật không may! Có lẽ chúng ta phải cách ly cô ấy...

- Nhưng thưa bác sĩ, tôi sợ rằng chính tôi cũng đã hôn cô gái đó.

- Rắc rối quá! Như vậy có nghĩa là ông cũng đã mắc bệnh.

- Ngoài ra, tôi còn hôn vợ tôi...

- Giọng bác sĩ bỗng thất thanh: Trời ơi! Thế thì tôi cũng bị rồi!

Đơn giản vì không hiểu

by 0

Diễn viên hài tới thăm người bạn họa sĩ trường phái ấn tượng. Thấy ông đứng trầm ngâm trước một bức tranh, họa sĩ hỏi:

- Anh có hiểu tôi vẽ gì không?

- Khách trả lời khe khẽ như tự nói với mình: Một người đàn bà.

- Đúng thế! Tôi diễn tả một người đàn bà bằng hình khối và màu sắc. Khả năng cảm nhận hội họa của anh thật đáng khâm phục!

- Có gì đâu! Mỗi khi có điều gì không thể hiểu nổi là tôi nghĩ ngay đến đàn bà!